Cách xoa dịu khi cún cưng lo lắng sợ hãi

Nhiều người gọi cảm giác lo lắng bất an ở cún là 'Stress', đây là tên gọi đúng cho một triệu trứng gây lo ngại và cần chăm sóc. Cún bé nhỏ dễ phát triển tình trạng suy nhược và trầm cảm mãn tính nếu không được quan tâm đúng mức. 
Cách xoa dịu khi cún cưng lo lắng sợ hãi

Vậy, một vài thông tin cần sự chú ý của bạn đó là các yếu tố kích hoạt hay triệu chứng, các cách chữa trị để giảm tình trạng lo lắng cũng như nâng cao chất lượng sống cho nó.

Nhiều người gọi cảm giác lo lắng bất an ở cún là 'Stress', đây là tên gọi đúng cho một triệu trứng gây lo ngại và cần chăm sóc. Cún bé nhỏ dễ phát triển tình trạng suy nhược và trầm cảm mãn tính nếu không được quan tâm đúng mức.

Vậy, một vài thông tin cần sự chú ý của bạn đó là các yếu tố kích hoạt hay triệu chứng, các cách chữa trị để giảm tình trạng lo lắng cũng như nâng cao chất lượng sống cho nó.


Cách xoa dịu khi cún cưng lo lắng sợ hãi

Nhận biết dấu hiệu lo âu

Chó sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiệm cảm xúc của chúng. Đúng rồi đấy, khi vui chúng cũng sẽ vẫy đuôi, khi thất vọng chúng sẽ cụp đuôi và bỏ đi.

Ví dụ, nếu con chó của bạn có vẻ kém thoải mái hoặc muốn liếm cơ thể - hoặc liên tục liếm chân, nó đang truyền đạt sự lo lắng, căng thẳng hoặc nỗi sợ. Có nhiều dấu hiệu tinh tế ở một chú chó.

Nhưng đừng để cún một mình đối diện với cô đơn.


Theo AKC, một số dấu hiệu lâm sàng bao gồm:
  • Run sợ - tim đập nhanh.
  • Ẩn nấp hoặc thu mình.
  • Ít hoạt động.
  • Liếm môi / liếm mép.
  • Ngáp thường xuyên hơn.
  • Đi tiểu hoặc vệ sinh không đúng chỗ.
  • Thể hiện hành vi phá hoại.
  • Phản ứng nặng với vật nuôi khác.
  • Những chuyển động bất thường để phản ứng lại sự hoảng loạn.
  • Bệnh tiêu chảy.
  • Chải lông hoặc cắn quá mức có thể dẫn đến rụng lông hoặc thương tích.
  • Và có thể giảm sự thèm ăn dẫn đến chán ăn, bỏ ăn.

Cách xoa dịu khi cún cưng lo lắng sợ hãi
Và có thêm một số hiệu ứng tâm sinh lý từ sự lo lắng:
  • Tru lên (hú lên) lo lắng.
  • Tăng tiết nước bọt hoặc chảy nước dãi.
  • Tăng nhịp tim và thở gấp gáp hổn hển.
  • Tổn thương ngoài da do tự làm chấn thương.
  • Liếm lông nhiều quá mức.

Đây là các dấu hiệu có thể báo tình trạng stress - lo lắng - hay bất an, loài chó hiếm khi bị rơi vào trạng thái stress, và khi điều này đã xảy ra thì chắc chắn bởi do những nguyên nhân đặc biệt, thường gắn với một sự thay đổi. Ta có nhiều ví dụ: 
  • Thay đổi môi trường do gia đình dọn đến nơi ở mới (hiếm khi, thường cho thấy chú chó chưa đủ thân thiết với mọi thành viên trong gia đình).
  • Đổi chủ quá nhiều lần.
  • Không được chủ quan tâm, thiếu giao tiếp hoặc bỗng dưng không được gặp chủ.
  • Ảnh hưởng tâm trạng từ chủ, khi chủ cảm thấy không ổn và liên tục thể hiện ra, chó cũng bị stress theo (chó là người bạn tinh tế nhất của con người, nó chia sẻ cùng cảm xúc với người chủ vô cùng gắn kết).
  • Do một căn bệnh khác gây đau đớn.
  • Chó đã già và tình trạng sức khỏe giảm sút, bị các bệnh thường gặp của tuổi già.
  • Lo lắng khi bị bỏ rơi.
  • Gia đình mới có thêm thành viên hoặc vắng đi một người nó yêu quý (cún luôn vẫy đuôi mừng rỡ mỗi khi có một thành viên trong gia đình trở về).

Giúp chó giảm stress là việc nên làm ngay khi một trong những sự việc trên đây xảy ra. Quan tâm chuyện trò và theo dõi thái độ của cún sẽ là cần thiết ngay cả khi cún chưa có biểu hiện buồn bã.

Cách xoa dịu khi cún cưng lo lắng sợ hãi

Xử lý khi thấy chó lo lắng, buồn bã

Tuy nhiên, việc quan tâm giúp chó bớt sợ hãi nên được thực hiện bằng một số kế hoạch cụ thể về tâm lý - chứ không phải một căn bệnh để có thể nhờ đến thú y hay thuốc men.
Nếu bạn có đủ thời gian, thực hiện những biện pháp này càng thường xuyên càng tốt:

1) Để cún được chơi đùa với trẻ con.

Rất nhiều giống chó phù hợp với trẻ con, chúng không những đùa nghịch cùng trẻ em như những người bạn, mà loài chó cũng coi trẻ em như những thành viên nhỏ bé trong đàn. Một số giống chó tự cho rằng chúng có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc cho những thành viên nhỏ bé trong đàn và chúng thực sự làm điều đó. Chỉ có điều, trẻ con có thể không biết cách đùa nghịch và làm đau chú chó đấy, cần hướng dẫn trẻ con cách nhẹ nhàng và giữ gìn khi chơi với thú cưng. 

Cách xoa dịu khi cún cưng lo lắng sợ hãi

2) Chơi đùa và tập thể dục cùng chó.

Nhiều nghiên cứu chính thức nói rằng những chú chó được hoạt động nhiều hơn sẽ nghe lời hơn, ít dữ dằn hơn. Cún được chơi và tập thể dục nhiều cũng được giảm lo lắng và giảm stress.

3) Cho chó đi dạo chơi 30 phút.

Nếu bạn không phải người ưa thể dục thể thao, không có nhiều thời gian để chơi hay hoạt động thể chất cùng cún. Không nhiều người có thể dành đủ thời gian cho cún, và vì thế việc đưa cún ra công viên, vườn hoa, sân chơi bằng xe máy: ngồi trên xe hoặc chạy chậm theo xe sẽ là lựa chọn thay thế tốt nhất. Cún vừa được thay đổi không khí vui vẻ, huyên náo hơn và còn được gặp gỡ những người bạn bốn chân khác ở những nơi công cộng. Mặc dù đây là phương pháp đơn giản nhất để giúp cún vui, nhưng chúng ta cần có các phương pháp bảo vệ cơ bản như dây xích và rọ mõm.

Xử lý khi thấy chó lo lắng, buồn bã

4) Dành không gian riêng cho cún cách ly.

Một số cún bất chợt bị lo lắng trong một số tình huống mà không có sự an ủi hay khen thưởng nào có thể giúp đỡ. Những trường hợp này đặc biệt và chỉ có thể xử lý bằng mẹo nhỏ: chúng cần một không gian thật sự yên tĩnh, ngăn cách mọi sự kích thích. Các tình huống đặc biệt này, chẳng hạn như:
  • Có đông khách đến nhà.
  • Trong các sự kiện ồn ào (pháo hoa giao thừa hoặc giông bão).
  • Gần nhà có sự kiện ồn ào, xây dựng...
Cách làm tốt nhất là: Tạo một không gian yên tĩnh được ngăn cách khỏi tiếng ồn, ngoài ra bạn rất nên mở ti vi hoặc nhạc mà nhà thường bật, để át đi những tiếng ồn đang làm cún sợ hãi. Nếu cún thích, chúng ta sẽ cung cấp thêm đồ ăn thưởng, hoặc đồ chơi để cún hoàn toàn yên tâm khi thực hiện ... cách ly.

5) Loại bỏ những nguyên nhân khiến cún sợ hãi, căng thẳng.

Một khi đã xác định được gần đúng các yếu tố gây căng thẳng, thì có thể đơn giản là loại bỏ mấy cái yếu tố gây căng thẳng đó và xem liệu sự lo lắng của cún có giảm bớt không.Ví dụ, nếu con chó của bạn sợ những con chó hoặc người khác, bạn có thể dắt chó ra công viên hoặc đi dạo phố một lát và chơi trò nhặt đồ trong sân nếu nhà có sân.

Vậy thì, Cũng giống như việc dành cho cún một phòng hay không gian tạm thời như đề cập ở (4).

6) Pheromone.

Chất hóa học được tiết ra khi những chú chó phởn... hay khi mà một chó mẹ đang chăm sóc chó con, chất này có tác dụng với một số chó và giúp giảm stress ngay lập tức (Pheromone nếu bạn quan tâm pheromone là gì đối với thú cưng).
 Pheromone thương mại được cung cấp dưới một số dạng tiện dụng như vòng cổ, lọ xịt, máy phát hương... có thể có các sản phẩm này ở đây.

7) Xương và bánh thưởng.

Với những chú cún yêu ẩm thực, khi ăn cún tạm thời quên đi những đe dọa ở xung quanh. Việc cho cún xương hoặc bánh thưởng, những loại mà thường ngày không thường xuyên được nếm thử sẽ có được tác dụng nhất thời.

8) Và hãy ủng hộ cún.

Tìm hiểu những gì gây ra căng thẳng cho con chó của bạn, tránh các tác nhân và xử lý sớm sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho chú chó lo lắng.

Xử lý khi thấy chó lo lắng, buồn bã

Bằng chứng khoa học chỉ ra rằng căng thẳng tác động tiêu cực đến sức khỏe ở con người và điều này cũng đúng ở loài chó - Nghiên cứu hồi năm 2010 trên 721 con chó đã kết luận rằng, căng thẳng sống với chứng sợ hãi hoặc rối loạn lo âu trong một thời gian có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe và tuổi thọ ở loài chó.

Hỗ trợ cún vượt qua nỗi lo lắng của chúng, và không bỏ cuộc. Giải pháp có thể không nhanh chóng gì lắm, nhưng với sự tận tâm và trợ giúp của bạn, chú chó sẽ hạnh phúc và yêu thương bạn hơn.   


Các bài viết liên quan